Mẹ bị viêm gan B sau sinh có cho con bú được không?

15:56 - 08/03/2023 Lượt xem: 390 Tác giả: Thu Hoàng

Mẹ bị viêm gan B có cho con bú được không?

Hỏi:

Chào bác sĩ, em bị viêm gan B mạn tính, giờ em sinh bé được 2 tuần. bác sĩ cho em hỏi liệu em có cho con bú bình thường được không ạ? Có cách nào để phòng ngừa nguy cơ lấy nhiễm cho bé không? Mong được bác sĩ giải đáp.

Trả lời:

Chào bạn, trong sữa của người mẹ có thể tồn tại virus viêm gan B nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ và thường có nguy cơ lây bệnh rất thấp.

Chính vì thế, các bà mẹ bị nhiễm bệnh có thể nuôi con bằng sữa mẹ một cách an toàn nếu thực hiện đúng phương pháp. Trong trường hợp núm vú của mẹ bị rạn, nứt, thậm chí chảy máu hoặc tiết dịch nhiều thì trẻ bú mẹ sẽ có nguy cơ lây nhiễm virus từ mẹ. Ngày nay, nhờ y học hiện đại, trẻ do mẹ viêm gan B sinh ra vẫn có thể bú mẹ bình thường nếu được tiêm huyết thanh kháng virus viêm gan B ngay sau khi sinh và sau đó tiêm vắc-xin phòng viêm gan B theo công thức 3 mũi: Thời điểm sau sinh, tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Ngoài ra, để phòng ngừa và giữ an toàn cho trẻ, mẹ bị viêm gan B khi khi cho con bú cần chú ý:

  • Nếu thấy trẻ đang bị nứt miệng, tưa lưỡi hay chảy máu môi, miệng... thì không cho con bú nữa.
  • Vệ sinh sạch sẽ, quan sát đầu ngực và bầu ngực. Nếu núm vú có vết thương hở thì cần tránh cho con bú.

Để đảm bảo an toàn, phòng ngừa lây nhiễm bệnh khi cho con bú, người mẹ nhiễm viêm gan B cần lưu ý những điều sau:

Mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ. Nếu thấy có những vấn đề khác thường, nhất là tình trạng trẻ bị chảy máu, nứt miệng, tưa lưỡi,… thì mẹ cần dừng cho con bú. Nếu cho con bú lúc này, virus gây bệnh từ mẹ sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ qua những vết chảy máu, trầy xước.

Trước khi cho con bú, mẹ cần lau sạch đầu vú và quan sát cẩn thận. Nếu đầu vú có dấu hiệu rạn nứt hoặc tiết dịch bất thường, chảy máu,… mẹ cũng cần dừng ngay việc cho con bú. Mẹ nên chờ cho vết thương lành hẳn mới tiếp tục cho bé bú.

Trong trường hợp mẹ cần phải điều trị bệnh khi đang trong quá trình nuôi con và cho con bú. Mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp an toàn nhất. Các trường hợp nhiễm bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc trong giai đoạn này vì có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của trẻ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 2)
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Tầm quan trọng của việc lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được
LƯU Ý NHỮNG NGÀY GẦN SINH VÀ SAU SINH CHO MẸ BẦU