MẸ BẦU CÓ NÊN TẬP THỂ DỤC KHÔNG?
11:24 - 24/11/2023 Lượt xem: 154 Tác giả: Thu Hoàng
Tập thể dục khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích khi tập thể dục đều đặn trong thai kỳ, bao gồm các lợi ích về sức khỏe sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và bệnh lý tim mạch. Tập thể dục an toàn nếu bạn có một sức khỏe và thai kỳ bình thường. Hoạt động này không làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai nhỏ.
1. Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai
Nếu mẹ bầu không thường xuyên vận động có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức có thể dẫn tới béo phì cùng các biến chứng thai kỳ và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy dù trong giai đoạn nào của thai kỳ sức khỏe bạn tốt, thai kỳ bình thường hãy tập thể dục dưới sự hướng dẫn của chuyên gia bởi vì mẹ bầu tập thể dục đúng cách trong thai kỳ đem lại rất nhiều lợi ích giúp:
- Giảm đau lưng, táo bón, đầy hơi và sưng tấy
- Tăng cường tâm trạng và mức năng lượng của bạn
- Giúp bạn ngủ ngon hơn
- Ngăn ngừa tăng cân quá mức, tránh béo phì
- Thúc đẩy cơ bắp, sức mạnh và độ bền.
2. Các loại tập luyện an toàn cho phụ nữ mang thai:
- Đi bộ nhanh: Đây là một bài tập phổ biến và dễ thực hành. Phụ nữ mang thai được khuyên tập 20-30 phút mỗi ngày.
- Bơi hoặc bài tập dưới nước: Phương pháp tập này ít nguy cơ gây chấn thương. Thường được khuyến cáo cho những thai phụ thừa cân hoặc béo phì.
- Tập với xe đạp cố định: Do giảm khả năng thăng bằng khi mang thai, bạn nên tập với xe đạp cố định thay vì lái xe trên đường để giảm nguy cơ ngã.
- Yoga và Pilates được điều chỉnh cho thai phụ: Yoga giúp giảm căng thẳng, tăng cường sự dẻo dai, sức cơ cũng như chức năng hô hấp. Một số bài tập yoga được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai.
Nếu bạn là một vận động viên chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao dùng vợt có kinh nghiệm, bạn có thể tiếp tục tập luyện trong khi mang thai. Thảo luận việc này với bác sĩ sản khoa của bạn.
3. Một số lưu khi cho mẹ bầu khi tập thể dục:
- Ba tháng đầu thai kỳ: 30-60 phút
- Tần suất: Ít nhất 3-4 lần/ tuần (sau đó là mỗi ngày)
- Số lần luyện tập mỗi tuần: Nhịp tim thấp hơn 60-80% nhịp tim tối đa so với tuổi,
- Không vượt quá 140 lần/phút
- Môi trường: Thông thoáng khí, tránh tiếp xúc lâu ở nhiệt độ cao
- Cường độ vừa phải
- Nên có người giám sát quá trình tập thể dục.
Không nên tập thể dục nếu thai phụ có các vấn đề sức khỏe sau:
- Bệnh tim hoặc bệnh phổi
- Có khâu eo cổ tử cung
- Đa thai và có yếu tố nguy cơ sinh non
- Nhau tiền đạo sau 26 tuần
- Ối vỡ non hoặc chuyển dạ sinh non
- Tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ
- Thiếu máu nặng.
Các bài tập cần tránh:
Thai phụ cần tránh các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương như:
- Các môn thể thao đối kháng, có nguy cơ va chạm vùng bụng như boxing, bóng đá, bóng rổ …
- Các hoạt động có thể dẫn đến ngã như trượt tuyết, lướt sóng, lướt ván, lái xe đạp địa hình, thể dục dụng cụ, đua ngựa …
- Tập Yoga hoặc Pilates cường độ nặng gây nóng quá mức.
- Lặn, Skydiving hoặc hoạt động ở độ cao trên 2800m.
Để được tư vấn chính xác nhất giúp cho thai kỳ khỏe mạnh các mẹ bầu có thể đặt lịch khám theo dõi và khảo sát thai kỳ tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.