Chụp X-quang khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

06:57 - 04/03/2020 Lượt xem: 453

Chụp X quang là phương pháp được dùng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lo lắng rằng chụp X quang sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Vậy chụp X quang ảnh hưởng như nào đối với thai nhi, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới […]

Chụp X quang là phương pháp được dùng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lo lắng rằng chụp X quang sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Vậy chụp X quang ảnh hưởng như nào đối với thai nhi, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ bầu chụp X-quang khi đang mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Theo một số nghiên cứu được thực hiện bởi các hiệp hội danh tiếng như Hiệp hội X-quang Hoa Kỳ; tia X bình thường dùng chẩn đoán bệnh thường không đủ độ phóng xạ để gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc phôi thai đang phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng mang thai của mình trước khi chụp X-quang. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc xem liệu chụp X-quang trong giai đoạn này có ảnh hưởng đến em bé trong bụng của bạn hay không.

Dù tia X với mức độ bức xạ thấp thường ít gây hại đến thai nhi; nhưng các chuyên gia y tế vẫn hạn chế chụp X-quang cho mẹ bầu; và chỉ tiến hành sau sinh để phòng tránh mọi tác động xấu có thể ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp buộc phải chụp X-quang để chẩn đoán bệnh; bác sĩ sẽ lựa chọn loại tia X phù hợp và hạn chế chụp X-quang vùng bụng.

2. Tia X trong chụp X-quang ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

      • Chụp X quang răng; thai nhi nhận một liều bức xạ khoảng 0,001 millisievert; tương đương với chụp răng 100.000 lần liên tục thì thai nhi mới nhận liều 1 rad. Đồng nghĩa với việc chụp răng 500.000 lần mới đạt 50 millisievert; ngưỡng này vẫn chưa thể làm gia tăng nguy cơ nào đối với thai nhi.
      • Thai nhi từ 2 đến 8 tuần: với liều chụp chẩn đoán, tia X không có khả năng gây ra dị tật, sảy thai hoặc khiến thai nhi chậm phát triển; ngoại trừ trường hợp liều trên 200 millisievert tương đương với 2000 lần chụp tim phổi.
      • Thai nhi từ 8-15 tuần: Lúc này hệ thần kinh trung ương của bào thai có thể nhạy cảm với ảnh hưởng của tia X.  Nhưng liều phải trên 300 millisievert tức là tương đương 3000 lần chụp tim phổi.
      • Thai nhi sau tuần 20: Lúc này các cơ quan của thai nhi đã phát triển hoàn toàn; vì vậy sức chịu đựng của thai nhi với tia X lúc này cũng sẽ tốt hơn trước.

3. Tỉ lệ tổn thương cho thai nhi do tia X gây ra

chụp x quang khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

      • Chụp X quang vùng bụng, chậu, khung chậu, chụp CT bụng, ngực: Tỷ lệ thương tổn thai nhi là 1/100 000- 1/10 000 (liều từ 0,1-1).
      • Chụp X quang đầu, ngực, chụp CT cổ, đầu: Tỷ lệ thương tổn thai nhi là <1/1000 000 (liều 0,001-0,0001).
      • Chụp X quang cột sống, thắt lưng, chụp CT xương chậu: Tỷ lệ thương tổn thai nhi từ 1/10 000- 1/1000 (liều 1-10).
      • Bào thai rất ít bị ảnh hưởng bởi tia X khi ở giai đoạn 2 tuần đầu. Với liều cao hơn nhiều liều 50 millisievert; tia X mới có khả năng gây sảy thai, tức là tương đương 500 lần chụp tim phổi.

4. Để giảm thiểu những ảnh hưởng do chụp X quang gây nên mẹ bầu cần làm gì?

      • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng mang thai của mình trước khi chụp X-quang. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc xem liệu chụp X-quang trong giai đoạn này có ảnh hưởng đến em bé trong bụng của bạn hay không.
      • Chụp X-quang là một phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh. Tia X sử dụng để chụp X-quang có thể là một trong những nguy cơ gây dị tật ở thai nhi nếu mẹ bầu tiếp xúc với lượng bức xạ lớn. Do đó, nếu được chỉ định chụp X-quang, bạn nên trao đổi với bác sĩ để họ đưa ra lựa chọn tốt nhất. Chỉ chụp X quang khi thực sự cần thiết.
      • Trong một số trường hợp nếu phải chụp X quang, bạn cần sử dụng áo chì để hạn chế sự phơi nhiễm tia X lên thai nhi.

Hi vọng những thông tin trên giúp mẹ bầu giải đáp được câu hỏi: “ Chụp X-Quang khi mang thai có ảnh hưởng đến thai không?”. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua