googleb578e89369db4e48.html

Chế độ ăn sáng, trưa, tối cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

16:15 - 31/01/2024 Lượt xem: 169 Tác giả: Thu Hoàng

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng tin vui là hơn 90% bà bầu sẽ kiểm soát được tình trạng này nếu đi khám thai theo chỉ định của bác sĩ để được phát hiện sớm và kiểm soát tốt, trong đó chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh là hai yếu tố đặc biệt quan trọng. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn như thế nào cho chuẩn chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Bữa sáng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Cung cấp lượng dinh dưỡng phù hợp cho bữa sáng để ổn định đường huyết và cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Thời điểm ăn bữa sáng: Tốt nhất trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi dậy và nên ăn trong khoảng 7 – 8 giờ sáng.

Các chất cần bổ sung cho bữa sáng lành mạnh:

  • Protein là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bạn nên bổ sung ít nhất 29g Protein từ trứng, ức gà, cá, các loại hạt,…
  • Chất béo tốt giúp cung cấp Calo và tăng hấp thu một số Vitamin cho mẹ bầu. Giới hạn lượng chất béo dưới 40% tổng lượng Calo/ngày. Có thể bổ sung chất béo tốt từ bơ đậu phộng, dầu thực vật,…
  • Chất xơ từ rau giúp nó lâu và duy trì đường huyết ổn định, nên bổ sung khoảng 500-600g rau xanh cho cả ngày. Một số lựa chọn tốt cho bữa sáng: Xà lách, bông cải xanh, súp lơ trắng,…
  • Hạn chế lượng Carb để tránh làm đường huyết buổi sáng tăng quá cao. Chỉ nên bổ sung không quá 30g Carb. Một số thực phẩm có thể ăn vào bữa sáng: Bánh mì nguyên cám, yến mạch, bí ngô, khoai tây, nho, dưa hấu, táo,…

tiểu đường thai kỳ

2. Bữa trưa cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa trưa là thời điểm nạp thêm năng lượng và duy trì đường huyết không bị giảm quá thấp. Tuy nhiên, mẹ tiểu đường thai kỳ cũng cần lưu ý lượng chất dinh dưỡng để tránh lượng đường huyết tăng quá cao sau khi ăn.

Thời điểm ăn bữa trưa: Nên ăn vào một thời điểm cố định khoảng 12h – 12h30 hàng ngày.

Chế độ ăn:

Ăn theo thứ tự từ rau củ đến Protein và chất béo cuối cùng là Carbs để hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn và làm chậm quá trình chuyển hóa Carbs.

Sử dụng đồ ăn được hâm lại góp phần làm giảm lượng đường trong máu do các Carb bị thay đổi cấu trúc khi được để nguội.

Hạn chế carb với liều lượng khuyến cáo 30 – 45g Carb.

Một số thực phẩm có thể bổ sung vào bữa trưa: Trứng, thịt bò. thịt gà, thịt heo, bánh mỳ, đậu hũ, mì ống nguyên cám, rau bina, cải thìa, cần tây, dưa chuột, các loại hạt,…

Chú ý: Không nên ăn quá nhiều Carb, vì vậy bạn nên tránh kết hợp các thực phẩm chứa nhiều Carb với nhau trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường, ví dụ:

  • Tránh ăn khoai tây chiên với bánh mì.
  • Tránh ăn sữa chua, trái cây và đồ ngọt như món tráng miệng vào bữa trưa.
  • Cẩn thận khi kết hợp bánh mì, bánh ngọt cùng với các nguồn Carbohydrate khác.

tiểu đường thai kỳ

3. Bữa tối cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, bữa tối giúp cung cấp dưỡng chất và duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn cho suốt thời gian buổi đêm.

Thời điểm ăn cho bữa tối là khoảng 18h30 mỗi ngày.

Chế độ ăn:

  • Lượng Carb: Tương tự như bữa trưa, bữa tối cũng được khuyến cáo một khẩu phần ăn từ 30 – 45g Carb.
  • Tỉ lệ Protein và chất béo theo nguyên tắc “đĩa thức ăn” có nghĩa là với đĩa thức ăn khoảng 25cm thì tỷ lệ lượng dinh dưỡng gồm có: ¼ Protein, ¼ Carb, 2ml chất béo, ½ chất xơ (rau các loại).

Lưu ý về cách chế biến:

  • Ưu tiên các cách chế biến: Nướng, hấp, luộc hầm vì các phương pháp này không yêu cầu nhiều chất béo giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường thai kỳ.
  • Hạn chế muối và đường trong các món ăn, thay vào đó bạn có thể tạo ra các hương vị khác như chanh, gừng, tỏi,… giúp món ăn hấp dẫn mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực đơn ăn uống hằng ngày cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tránh sử dụng các thực phẩm đã qua chế biến như bánh mì trắng và các thực phẩm chứa lượng đường cao, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, dầu mỡ.. thức uống nhiều đường, có gas, caffeine... Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn hợp lý nhất.

Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, để giữ lượng đường huyết ổn đình có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần lưu ý kết hợp với tập thể dục đều đặn (30 phút mỗi ngày). Đặc biệt tuyệt đối không được bỏ bữa, mẹ cần duy trì đều đặn 2 giờ 1 bữa ăn/bữa ăn nhẹ. Ngoài ra đừng quên sử dụng các loại vitamin, sắt, canxi bổ sung, theo dõi đường huyết định kỳ để đảm bảo chúng ở mức độ ổn định.

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi lúc này mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ăn càng nhiều càng tốt, ăn gì cũng được. Để có một thai kỳ khỏe mạnh hạn chế các căn bệnh điển hình như tiểu đường thai kỳ, mỗi mẹ cần chú trọng xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm đảm bảo nguồn gốc.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.